Mua Thước Đo Độ Dầy Chính Hãng – Giá Rẻ | ANKVINA

5/5 - (1 bình chọn)

Với công dụng tuyệt vời của mình, máy đo độ dầy đã thành công xuất hiện nhiều trong các lĩnh vực như chế tạo máy móc, các hoạt động sản xuất,… hãy cùng tìm hiểu thêm về thiết bị thú vị này nhé!

1. Máy đo độ dày là gì và phân loại như thế nào? 

Máy đo độ dầy được thiết kế với dạng cầm tay thuận tiện cho việc di chuyển trong lúc làm việc. Thiết bị này được dùng để đo độ dày của vật liệu hoặc mẫu nhất định, nhằm đảm bảo độ dày tuân thủ theo các quy định để đảm bảo được sản phẩm, máy móc có độ bền cao. 

Ngoài ra thiết bị này còn thường được mọi người dùng để đo độ dày của kim loại, vật thể, bề mặt lớp phủ trên các thiết bị như lớp vecni, lớp sơn phủ,…

Các cách phân loại thường gặp
Phân loại theo công dụng  Phân loại theo phương pháp đo

 Người ta thường dựa vào các yếu tố như phương pháp đo, công dụng đo mà phân các thiết bị này thành nhiều loại khác nhau:

  • Phân loại máy theo công dụng: gồm hai dòng chính là máy đo độ dầy kim loại, thủy tinh, gốm, sứ,… loại máy này được dùng để đo độ dày của các thiết bị, sản phẩm để có thể đánh giá chính xác độ bền, độ cứng của các sản phẩm cần đo. Loại tiếp theo là máy đo độ dày lớp phủ, thiết bị này thường được dùng để đo lớp bảo vệ trên bề mặt thiết bị, các vật liệu như lớp màng sơn, 
  • Phân loại theo phương pháp đo: thiết bị được nói đến đó là máy đo độ dày siêu âm, loại máy này sẽ sử dụng sóng âm thanh để đo độ dày của mẫu bằng cách đo lượng thời gian cần thiết để âm thanh truyền qua mẫu và quay lại máy đo. 

>>>Mời bạn xem thêm: Máy Đo Âm Thanh – Máy Đo Cường Độ Âm Thanh 

2.Ứng dụng của thước đo độ dày

Thiết bị đo độ dầy được ứng dụng rất linh hoạt, máy cơ thể được sử dụng trong công nghiệp xe hơi, ô tô. Hầu như các loại máy này đều được dùng trong lĩnh vực công nghiệp ô tô và có thể sử dụng để đo độ dày của các tấm kim loại. Thiết bị đo độ dày thường giúp chúng ta phát hiện được các lỗ hổng trong sản xuất.

Ngoài lĩnh vực sản xuất ô tô chúng  còn được các thợ kim hoàn áp dụng trong công việc. Người ta sử dụng thiết bị này để đo độ dày của vang và các kim loại quý khác. Bằng cách đó thợ kim hoàn có thể phát hiện được một sản phẩm bằng vàng có chứa nguyên liệu khác hay không. 

Trong xây dựng người ta cũng cần đến thiết bị này. máy đo độ dầy thường được các công nhân kiểm tra độ dày của tường hoặc vật liệu xây dựng. Nhờ vào thiết bị này mà các công nhân hoặc người khảo sát có thể đảm bảo được rằng bức tường vững chắc, trong tình trạng ổn định. Cũng nhờ vào công dụng như vậy nên các đường ống đồng và đường ống công nghiệp cũng có thể được kiểm tra nhằm sớm phát hiện hiện được sự ăn mòn. 

Trong lĩnh vực khảo cổ học thiết bị này cũng không kém phần quan trọng. nhờ vào phương pháp kiểm tra siêu âm không phá hủy mà các sinh viên và nhà khoa học có thể phân tích độ dầy của chậu đào và các vật liệu nhạy cảm. 

Song song đó, thiết bị này cũng góp phần giúp ích khá nhiều trong y học. Thiết bị đo lớp phủ được áp dụng để đảm bảo rằng lớp phủ nhựa đúc trên dụng cụ hoặc dụng cụ y tế có đủ khả năng bảo vệ và đảm bảo được an toàn khi sử dụng. 

3. Những thương hiệu đồng hồ đo độ dày đứng đầu

3.1. Thước đo độ dày Huatec 

Đồng hồ đo độ dầy Huatec là thiết bị được dùng để đo độ dày ống hay các vật liệu có hình dạng cong. Thiết bị cho phép đo đa dạng điểm tiếp xúc khác nhau. Hỗ trợ đến 4 loại điểm tiếp xúc gồm: kiểu A, B, C, D cho phép đo độ dày hiệu quả. Đây được đánh giá là dụng cụ đo độ dày nhập khẩu chính hãng với thời gian bảo hành lên đến 12 tháng và có mức giá rẻ.

Thước đo độ dày Huatec 
Thước đo độ dày Huatec

3.2. Đồng hồ đo độ dày Teclock 

Đồng hồ đo độ dầy Teclock SM-112 sở hữu thiết kế nhỏ gọn dạng cầm tay, vì thế dễ dàng mang theo bên mình. Teclock SM-112 còn trang bị thêm mặt đồng hồ hiển thị lớn vô cùng rõ nét, giúp người sử dụng dễ dàng đọc kết quả đo một cách chính xác. Thao tác đo cũng khá  đơn giản với cần đẩy có thêm lò xo tiện dụng. Hai bề mặt đo tiếp xúc đã được hiệu chỉnh độ song song, từ đó có thể đảm bảo kết quả đo được chính xác và đáng tin cậy.

Đồng hồ đo độ dày Teclock 
Đồng hồ đo độ dày Teclock

3.3. Đồng hồ đo độ dày Mitutoyo

Nhật Bản luôn được biết tới là một quốc gia kỷ cương và kỷ luật nhất trên thế giới. Do vậy, bất kỳ sản phẩm nào đến từ đất nước này đều sẽ đảm bảo chất lượng và tỉ mỉ ở từng chi tiết nhỏ nhất. Hãng Mitutoyo – nhà sản xuất dụng cụ đo lường nói chung và máy đo độ dầy nói riêng chính xác hàng đầu Nhật Bản, mang đầy đủ những điểm mạnh thường thấy của một người dẫn đầu. Vì thế mọi khách hàng có thể an tâm khi lựa chọn. 

Đồng hồ đo độ dày Mitutoyo
Đồng hồ đo độ dày Mitutoyo

4. Hướng dẫn cách sử dụng thước đo độ dầy đúng nhất 

Đồng hồ đo độ dầy vô cùng đa dạng, ở từng dòng thước đo độ dày khác nhau sẽ có các phương pháp dùng riêng và người sử dụng cần phải lưu ý để sử dụng để mang lại hiệu quả. Tuy vậy, với những ai chưa có kinh nghiệm, hiểu biết kiến thức căn bản luôn là điều thiết yếu. Do đó, ANKVINA sẽ hướng dẫn cách dùng chung cho hầu hết những loại thước đo độ dày phổ biến trên thị trường hiện nay.

Cách sử dụng dụng cụ đo độ dày chung quy có những bước sau:

  • Bước 1: Căn chỉnh dụng cụ đo độ dày: Luôn luôn hiệu chỉnh dụng cụ đo độ dày trước mỗi lần đo. Hiệu chỉnh luôn phải đảm bảo kim đồng hồ Lớn – Nhỏ luôn ở vị trí 0. Việc hiệu chỉnh có thể tiến hành bằng cách xoay Bezel.
  • Bước 2: Chuẩn bị chi tiết hay đối tượng, vật liệu cần đo. Bạn nên lau chùi, vệ sinh để những vật dụng không dám dính bụi hoặc dầu, tránh trường hợp đo sai số không mong muốn.
  • Bước 3: Tiến hành đo. 

Với những kiến thức ANKVINA vừa chia sẻ về thiết bị đo độ dầy hy vọng bạn sẽ tìm được sản phẩm phù hợp nhất cho mình!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.