Ký hiệu của đồng hồ vạn năng thường chưa được những người mua hiểu rõ. Điều này gây ra ít nhiều khó khăn cho quá trình sử dụng. Chính vì thế, qua bài viết này, ANKVINA sẽ giải thích chi tiết những ký hiệu của đồng hồ vạn năng để giúp mọi người thực hiện phép đo cũng như kiểm tra điện nhanh chóng và hiệu quả nhất.
1. Sơ lược về đồng hồ vạn năng
Đồng hồ vạn năng còn được gọi là đồng hồ đo điện, đây là thiết bị đo điện sở hữu khả năng đo dòng điện, điện áp và cả điện trở, đo tần số, thông mạch cũng như nhiều chức năng đo lường khác. Ưu điểm vượt bậc phải kể đến của đồng hồ đa năng này chính là chúng có thể đo nhanh, đồng thời kiểm tra được rất nhiều loại linh kiện và sự phóng nạp tụ điện…
Trên thị trường ngày nay, thiết bị đo này đã được chia thành 2 loại gồm: đồng hồ vạn năng điện tử cùng đồng hồ vạn năng kim. Nhìn chung cả 2 loại này đều sở hữu khả năng đo điện áp (dòng điện DC và AC). Cả hai đều là loại đồng hồ có kiểu thiết kế tay cầm, chạy bằng pin(DC) hoặc kiểu máy để bàn.
Đối với đồng hồ vạn năng kim thì chúng thường có trở kháng đầu vào cao hơn nếu so sánh với loại đồng hồ vạn năng điện tử. Về mặt ký hiệu của đồng hồ vạn năng thì dường như không quá khác nhau.
Phân loại đồng hồ vạn năng |
|
Đồng hồ kim | Đồng hồ số |
2. Tìm hiểu về các ứng dụng và ký hiệu của đồng hồ vạn năng
2.1. Ứng dụng
Đồng hồ vạn năng luôn được ứng dụng trong rất nhiều ngành nghề cũng như lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn như: lắp ráp, sản xuất hay sửa chữa thiết bị và máy móc, dụng cụ này cũng được sử dụng trong lĩnh vực nghiên cứu. Sản phẩm dường như trở thành vật bất ly thân của người đang làm trong ngành điện và điện tử.
Để đảm bảo những thiết bị, linh kiện điện và điện tử hoạt động tốt nhất thì những trị số như dòng điện và điện trở… phải đảm bảo được sự chính xác và thích hợp nhất. Vạn năng kế đã ra đời và hoàn toàn có thể đáp ứng vì cung cấp chức năng đo cùng dải đo đa dạng.
Không chỉ thế, trong khi kiểm tra và sửa chữa, việc phát hiện ra lỗi bằng mắt thường hoặc bằng tay là điều vô cùng khó khăn. Khi dùng đồng hồ vạn năng sẽ giúp đo được các chỉ số. Sau đó so sánh và tìm ra chi tiết hỏng hóc nhanh chóng. Tùy vào từng nhu cầu và mục đích sử dụng mà những người thợ điện, kỹ thuật viên có thể đưa ra lựa chọn thiết bị đo điện thích hợp.
Tuy nhiên tính ứng dụng chỉ tuyệt đối khi người thực hiện phép đo hiểu ký hiệu của đồng hồ vạn năng một cách rõ ràng.
>>>Mời bạn xem thêm: Các Dụng Cụ đo Cầm Tay Phổ Biến Trong Cơ Khí Chế Tạo
2.2. Các ký hiệu
Những ký hiệu của đồng hồ vạn năng thường gặp phải:
- Cổng mAVΩ: Có dây màu đỏ để cắm vào khi đo dòng điện, điện áp hay điện trở và có thể lên đến 200mA.
- Cổng oCVΩHz: Là cổng nối dây đỏ, có chức năng tiến hành đo nhiệt độ, điện áp hay tần số, điện trở.
- Phím RANGE: Cho phép người dùng chọn vùng phù hợp để tiến hành đo.
- Cổng COM (Common): Nối với dây đo đen dùng để thực hiện kết nối cùng mặt đất/cực âm của mạch.
- Cổng 10A: Cho phép dòng điện lớn trên 200mA.
- Cổng (mA, µA): Có vai trò đo dòng điện thấp.
3. Top 3 đồng hồ đo điện vạn năng được yêu thích
3.1. Kyoritsu 1009
Kyoritsu 1009 là một trong số những đồng hồ vạn năng tốt nhất hiện nay, được rất nhiều người ưa chuộng. Dựa vào các ký hiệu của đồng hồ vạn năng mà bạn có thể sử dụng sản phẩm để đo được nhiều thang đo như điện áp khác nhau như: dòng điện AC/DC, điện trở Ω, đo tần số, đo thông mạch hay tụ điện, kiểm tra diode.
Đặc biệt, giá thành của đồng hồ vạn năng Kyoritsu này cũng tương đối rẻ. Đồng thời dụng cụ còn có 2 chức năng là đo tự động cùng tự điều chỉnh, thế nên thích hợp với cả người sử dụng gia đình và cả thợ chuyên nghiệp.

3.2. Victor VC890D
Đồng hồ vạn năng VICTOR VC890D với nhiều ký hiệu của đồng hồ vạn năng và chức năng đo cũng rất đa dạng. Bạn có thể đo điện trở Ohm, đo điện áp, đo dòng điện và cả đo transistor, đo điện dung,… Đồng thời sản phẩm có bảo vệ dòng quá áp, được thiết kế kiểu dáng chắc chắn kèm một lớp vỏ cao su nhằm bảo vệ xung quanh chống sốc. Màn hình LCD khá lớn giúp việc đọc kết quả đo diễn ra dễ dàng hơn, việc tích hợp đèn Led có vai trò hỗ trợ làm việc buổi tối.

3.3. Sanwa YX360TRF
Đồng hồ Sanwa YX360TRF sử dụng những linh kiện điện tử chủ động, vì thế cần có một nguồn điện như pin. Đây là loại thiết bị thông dụng nhất hiện nay, được trang bị nhiều ký hiệu của đồng hồ vạn năng thể hiện nhiều chức năng. Đồng thời cũng có khả năng hiển thị nhiều kết quả đo đồng thời thông qua mặt đồng hồ điện tử.

4. Lưu ý khi sử dụng đồng hồ vạn năng
Để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả khi sử dụng đồng hồ đa năng, người sử dụng cần tuân thủ các lưu ý sau:
- Chọn đúng thang đo và dải đo, việc nhầm lẫn có thể khiến cho đồng hồ vạn năng bị hỏng ngay lập tức hay cho kết quả không chính xác.
- Nếu không dùng đồng hồ vạn năng, hãy chuyển mạch về trạng thái OFF để hạn chế sự hao tổn pin, tránh gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của thiết bị.
- Chú ý thay pin và cầu trì định kỳ, tuyệt đối không được sử dụng 1 pin mới, 1 pin cũ.
- Trong quá trình sử dụng đồng hồ nên ghi nhớ ý nghĩa của các ký hiệu của đồng hồ vạn năng
Trong bài viết này, ANKVINA đã gửi đến bạn hầu hết những thông tin hữu ít nhất về ký hiệu của đồng hồ vạn năng phổ biến. Hy vọng với những thông tin trên, quý khách sẽ có thể đưa ra những lựa chọn hoàn hảo nhất!