Máy đo lực kéo là một trong những thiết bị đo hỗ trợ với nhiều tính năng thông minh cũng như sở hữu sự nhanh chóng và chính xác. ANK VINA sẽ giúp bạn hiểu thêm về thiết bị này thông qua những thông tin mà bài viết này mang lại. Mời bạn cùng tham khảo !
1. Máy đo lực là gì?
1.1. Khái niệm
Máy đo lực kéo là thiết bị được sử dụng trong việc đo lực, thông thường hệ thống vận hành của thiết bị này sẽ là cơ học hoặc kỹ thuật số. Lực kéo hay lực đẩy, lực phá vỡ chính là lực có thể làm thay đổi chuyển động của một vật khác.
Với khả năng của mình, máy đo lường lực kéo là thiết bị hỗ trợ cho nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ thể thao, kiểm tra an toàn hay kỹ thuật, nhiều ngành công nghiệp đều sẽ có thể được hưởng lợi ích từ việc sử dụng thiết bị này.
Những lĩnh vực sử dụng máy đo lực kéo |
|
Công nghệ | Thử nghiệm, nghiên cứu |
Kỹ thuật | … |
1.2. Nguyên lý hoạt động
Máy đo lực kéo được điều khiển thông qua hệ thống phần mềm trên máy tính hay màn hình điều khiển của máy. Lúc này người dùng sẽ nhập thông số cần thử nghiệm, ngay sau đó trên phần mềm sẽ hiển thị cụ thể.
Ví dụ như: tốc độ kéo hay nén, kích thước mẫu cần kiểm tra (gồm chiều dài, cao, rộng) và chọn chỉ số đại lượng mà bạn mong muốn xem, có thể là lực kéo đứt, lực kéo tối đa hoặc độ dãn dài,…

Sau khi nhập xong đầy đủ những thông số thì máy đo lực kéo sẽ bắt đầu chạy theo thông số cài đặt cài phần mềm sẽ truyền tín hiệu đến bộ phận bộ điều khiển. Bộ điều khiển số truyền lệnh đến mô tơ quay trục vitme.
Lúc đó bộ phận loadcell cảm biến lực của thiết bị sẽ nhận tín lực nếu trục vitme thay đổi khoảng cách. Bo mạch sẽ tiếp tục nhận tính hiệu phản hồi của 2 bộ phận này để tiến hành phân tích ra số liệu và hiển thị trên màn hình.
>>>Mời bạn xem thêm: Camera Nhiệt Fluke – Máy Chụp Ảnh Nhiệt Hồng Ngoại
2. Nguyên tắc chọn máy đo lực kéo
Khi lựa chọn máy đo lực kéo cần căn cứ những nội dung sau:
- Thứ nhất: Xác nhận được những tiêu chuẩn cần tiến hành thử nghiệm, bởi lẽ mỗi tiêu chuẩn đều sẽ là những cách thử nghiệm khác nhau. Nếu không có tiêu chuẩn nào cụ thể thì hãy tham khảo tiêu chuẩn trong lĩnh vực hay các nhu cầu, cách thức thử nghiệm của mỗi sản phẩm.
- Thứ 2: Xác nhận hay ước lượng lực kéo tối đa bằng máy đo lực kéo của mẫu khi bị kéo đứt, để chọn lựa công suất máy cho phù hợp nhất. Tránh tình trạng mẫu kéo chịu những lực kéo đứt thấp nhưng lại chọn máy có công suất lớn, như vậy sẽ không hiệu quả về mặt chi phí đầu tư, gây lãng phí.
- Thứ 3: Đặc điểm sản phẩm cần kiểm tra về hình dạng, kích thước như thế nào để chọn ngàm kéo cũng như phương pháp đo cho phù hợp. Thông thường nếu dựa theo những tiêu chuẩn cụ thể thì tiêu chuẩn sẽ quy định sẵn kích thước mẫu cần kiểm tra. Nếu khách hàng không có thử nghiệm theo những tiêu chuẩn cụ thể thì phải xem nhu cầu cũng như kiểu thử nghiệm của khách hàng mong muốn kiểm tra như thế nào để có thể đưa ra phương pháp phù hợp.
3. TOP 3 máy đo lực kéo được yêu thích nhất thị trường
3.1. Thiết bị đo lực kéo nén PCE-FM 200
Máy đo lực kéo PCE-FM 200 là thiết bị được dùng để tiến hành đo lực kéo cũng như đo lực áp lực lên tới 200 N. Dụng cụ đo lực này cho phép người sử dụng xoay ngược màn hình đọc đến 180 độ, hỗ trợ việc đọc từ mọi vị trí khác nhau. Với giao diện USB, máy còn có phần mềm đánh giá để tiến hành truyền dữ liệu tới máy tính.

3.2. Thiết bị đo lực kéo nén PCE-FM 50
Máy đo lực kéo PCE FM50 được xem là máy đo lực kéo nén cầm tay chuyên nghiệp sử dụng cho việc thử nghiệm cũng như kiểm tra lực kéo đến 5kg (khoảng 49N). Dụng cụ đo lực kéo nén PCE FM50 sở hữu thiết kế nhỏ gọn, tính di động vô cùng cao, được tích hợp vô số tính năng và công nghệ rất hiện đại. Một số tính năng cơ bản có thể kể đến gồm có:
- Giá trị tối đa cho những chỉ số của lực kéo và nén
- Không cần reset bằng bàn phím
- Chức năng giữ đỉnh
- Tự động tắt khi không dùng
- Bảo vệ quá tải đến 150%

3.3. Thiết bị đo lực kéo nén PCE-FM 1000
Máy đo lực kéo PCE-FM 1000 chính là thiết bị đo lường lực kéo nén nhóm cao cấp của PCE. Máy đo lực PCE-FM 1000 có khả năng hỗ trợ đo lực nén, kéo lên đến 100 Kg tương đương với 981 N (Newton). Thiết bị được trang bị một màn hình lớn giúp dễ đọc, có khả năng xoay ngược ngay cả khi đo.
PCE FM1000 được thiết kế cầm tay, chắc chắn và vô cùng bền bỉ. Một cáp kết nối dài 2m dùng cho thử nghiệm. Ngoài ra những phụ kiện đi kèm đều có thể gắn kết vào được với nhau.

4. Cách sử dụng máy đo lực
Những máy đo lực kéo thường đơn giản để sử dụng, đồng thời cũng có thể được vận hành bởi thiết bị cầm tay hay với sự trợ giúp của bộ phận giá kiểm tra lực đo. Hầu hết tất cả thiết bị đo lực có thể được sử dụng với loạt những phụ kiện, chẳng hạn như móc, kẹp hay kẹp cán – mỗi loại đều có công dụng riêng.
Tùy thuộc vào kiểu máy một mà dụng cụ đo lực của bạn cũng có thể có nhiều tính năng khác nhau, ví dụ như: giữ đỉnh hay phân tích thống kê, điều này giúp cho dễ dàng xem xét các kết quả mong muốn.
Máy đo lực kéo với vô số công dụng sẽ mang đến cho bạn nhiều lợi ích bất ngờ ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Để có thể biết thêm chi tiết về thông tin máy cũng như lựa chọn nơi mua uy tín, hãy liên hệ ngay với ANK VINA bạn nhé! Chúng tôi tự hào là một trong những đơn vị dẫn đầu về uy tín cũng như chất lượng! Zns Zalo