Cường Độ Ánh Sáng Là Gì? Cách Đo Và Công Thức Liên Quan

5/5 - (3 bình chọn)

Cường độ ánh sáng không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt mà còn ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Điều này vô cùng có ý nghĩa đối với việc thiết kế ánh sáng cho mỗi không gian sử dụng. Vậy làm như thế nào để tính được cường độ của ánh sáng phù hợp cũng như có thể tối ưu được chi phí tối đa. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về các khái niệm này. Mời bạn cùng theo dõi nhé!

1. Định nghĩa về cường độ ánh sáng 

Cường độ ánh sáng chính là thông số để xác định mức năng lượng phát ra từ một nguồn ánh sáng theo một hướng cố định nào đó. Trong cuộc sống mỗi ngày, chúng ta sẽ thường gọi tắt là cường độ sáng. Hay nói cách khác sẽ là đơn vị đo độ sáng của một bề mặt diện tích.

Ví dụ như, nguồn ánh sáng phát ra một candela được cho là cường độ sáng của chính nguồn sáng đó phát ra 1 lumen đẳng với hướng trong một góc đặc. Nguồn ánh sáng có cường độ sáng 1 candela sẽ có thể phát ra 1 lm (là đơn vị đo của quang thông) với diện tích 1m2 tại mức khoảng cách 1m kể từ tâm của nguồn sáng.

Kí hiệu của cường độ ánh sáng sẽ là I. Đơn vị đo của cường độ gọi là Candela. Hay còn được gọi tắt là cd và 1cd=1lm/sr. Bội số của cd chính là kcd (kilocandela) và 1kcd=1000cd. Cường độ ánh sáng chính là một thông số kỹ thuật trong ngành công nghiệp chiếu sáng nói chung. Thông thường thì thông số này hoàn toàn khác biệt so với thông số của quang thông.

2. Công thức tính cường độ ánh sáng  

Để xác định được cường độ ánh sáng chúng ta sẽ cần tính theo công thức tính ánh sáng chuẩn. Cụ thể công thức như sau: I = Ф / ω. Trong đó 

Công thức tính các chỉ số 

Chỉ số                                                            Công thức
Độ rọi (Lux) Quang thông (lumen) / Diện tích (m2)
Cường độ ánh sáng I  Quang thông (Lumen) / Góc  khuất (steradian)

Ví dụ: 1 đèn chiếu sáng với quang thông là 1 lumen. Điều chỉnh tia sáng được phát ra từ đèn sao cho mức ánh sáng tập trung trong 1 chùm với giá trị góc khối là 1 steradian. Lúc này chùm tia sáng với mức cường độ là 1 candela. Nếu như tiến hành thay đổi chùm tia sáng góc khối thành 1/2 thì mức cường độ ánh sáng sẽ là 2 candela. Lúc này sẽ thấy chùm tia sáng bắt đầu trở nên hẹp lại sáng hơn.

3. Cách đo cường độ của ánh sáng

Để đo được cường độ ánh sáng của bất kỳ một thiết bị chiếu sáng nhất định nào đó thì bạn phải dùng thiết bị chuyên dụng. Những thiết bị đo độ ánh sáng phổ biến nhất hiện nay, có thể kể đến như:

3.1. Máy đo cường độ ánh sáng

Máy đo KIMO dòng LX50: Đây được xem là thiết bị đo cường độ ánh sáng cầm tay vô cùng gọn nhẹ, dễ dàng sử dụng, dành cho những ai không chuyên. 

Máy Tenmars dòng TM- 203: Đây chính là dòng thiết bị cao cấp, hiện đại sở hữu khả năng đo lường tất cả những nguồn sáng có thể nhìn thấy được. Bên cạnh đó, máy còn có thể chuyển khoản đo sao cho thích hợp và tiến hành lưu giữ kết quả thông qua USB.

>>>Mời bạn xem thêm: Camera Nhiệt Fluke – Máy Chụp Ảnh Nhiệt Hồng Ngoại 

3.2. Thiết bị cảm biến cường độ ánh sáng 

Thiết bị cảm biến cường độ ánh sáng BH1750 datasheet hoặc BH1750 esp8266: Đây được xem là loại cảm biến sở hữu ADC nội bộ với khả năng cho ra kết quả đo đơn vị lux, vì thế không cần thay đổi đơn vị hoặc phải tính toán. Cảm biến có mức giá thành tương đối rẻ, chỉ trong khoảng từ 70.000 đồng đến 100.000 đồng mỗi thiết bị.

Cảm biến độ ánh sáng dòng Lux TSL 256: Đây là loại thiết bị cảm biến dùng để đo mức ánh sáng hồng ngoại cũng như ánh sáng thường sử dụng loại đơn vị đo là Lux. Cảm biến nổi bật với người tiêu dùng bởi thiết kế nhỏ gọn, độ chính xác rất cao, dễ dàng trong việc sử dụng. Giá thiết bị sẽ dao động trong khoảng từ 60.000 đồng đến 90.000 đồng.

4. Top 3 máy đo cường độ ánh sáng chính xác đạt tiêu chuẩn

4.1. Máy đo cường độ sáng KIMO LX 50

Đây là dòng thiết bị đo cường độ ánh sáng được chế tạo từ chất liệu chính là nhựa ABS vô cùng bền vì thế sở hữu khả năng bảo vệ tốt. Thiết bị được trang bị 2 phím bấm đơn giản rất dễ dàng trong việc sử dụng cho những ai không chuyên về kỹ thuật. 

Máy đo còn có tính năng tự động tắt nếu không hoạt động trong khoảng 20 phút, trọng lượng lại vô cùng nhẹ. Đặc biệt thiết bị đo cường độ này rất chuẩn xác. Nhờ vậy giúp người đo có thể kiểm soát được ánh sáng.

Máy đo cường độ sáng KIMO LX 50
Máy đo cường độ sáng KIMO LX 50

4.2. Máy đo sáng điện tử hiện số PCE-172 

Thiết bị đo cường độ ánh sáng hiện số PCE-172 sở hữu màn hình chiếu sáng LCD vô cùng nét, có thể đọc được đến tận 1999 kết quả đo. Đồng thời, thiết bị này còn có mức chỉ báo pin hoạt động.

Máy đo gây ấn tượng khi có thiết kế nhỏ gọn, hoàn toàn có thể dễ dàng mang đi mang lại thích hợp cho đa dạng ngành nghề, chẳng hạn như công nghiệp, thương mại hay nghiên cứu,…

Máy đo sáng điện tử hiện số PCE-172
Máy đo sáng điện tử hiện số PCE-172

4.3. Máy đo cường độ sáng Tenmars TM-203

Đây là dòng thiết bị đo cường độ ánh sáng hiện đại. Thiết bị có khả năng đo độ sáng của tất cả những nguồn sáng có thể nhìn thấy được. Không chỉ vậy, vì được áp dụng công nghệ hiện đại mà thiết bị còn có thể tự động tắt hoặc tự động chuyển khoảng đo sao cho phù hợp nhất. 

Bên cạnh đó, thiết bị đo cường độ sáng Tenmars TM-203 còn có thể kết nối được USB và lưu trữ đến hàng nghìn kết quả đo đạc. Bạn có thể sử dụng để tiến hành đo chính xác mức cường độ sáng ở mọi không gian. 

Máy đo cường độ sáng Tenmars TM-203
Máy đo cường độ sáng Tenmars TM-203

Hy vọng rằng với các kiến thức vô cùng hữu ích trong bài về cường độ ánh sáng này sẽ có thể giúp cho quý khách hàng có thể lựa chọn được thiết bị phù hợp nhất đối với nhu cầu sử dụng của mình. Truy cập website của ANKVINA để có thể cập nhật thêm các thông tin mới nhất đa dạng thiết bị đo nhé!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.