Cách dùng đồng hồ đo điện đa năng | Những lưu ý khi dùng 

5/5 - (2 bình chọn)

Cách dùng đồng hồ đo điện thường rất đa dạng, bởi đây là thiết bị có rất nhiều tính năng khác nhau và đối với mỗi tính năng riêng thì cũng có cách sử dụng khác biệt. Bài viết dưới đây của ANKVINA sẽ gửi đến bạn những thông tin hữu ích nhất cũng như hướng dẫn bạn cách sử dụng vạn năng đồng hồ đo điện. 

1. Đồng hồ đo điện là gì? 

Đồng hồ đo điện chính là một loại đồng hồ vạn năng hay còn gọi là vạn năng kế. Đây được xem là thiết bị đo lường sử dụng phổ biến trong ngành điện hoặc thiết bị điện. Cách dùng đồng hồ đo điện không quá phức tạp, thông thường sẽ có chức năng chính là đo điện áp một chiều và xoay chiều.

Tuy nhiên nhiều dòng đồng hồ đo điện còn cung cấp nhiều chức năng khác, ví dụ như: đo điện trở, điện dung, tụ điện, kiểm tra diode…  Đồng hồ đo điện được đánh giá là loại thiết bị có nguyên lý hoạt động vô cùng đơn giản để dễ dàng chuyển những tín hiệu điện thành kết quả trong thời gian nhanh nhất.

Đồng hồ đo điện chính là một loại đồng hồ vạn năng
Đồng hồ đo điện chính là một loại đồng hồ vạn năng

Trên thị trường hiện nay, đồng hồ đo điện có hai nhóm phổ biến, đó là đồng hồ đo kim và đồng hồ đo điện tử. 

Khi tìm hiểu các loại đồng hồ đo điện, bạn có thể tham khảo chi tiết giữa hai dòng sản phẩm: đồng hồ đo điện điện tử và đồng hồ vạn năng kim. Những hãng sản xuất uy tín có thể kể đến như: Sanwa, Hioki, Kyoritsu,..

Chức năng chính của đồng hồ đo điện 

Đo điệp áp một chiều  Đo điện áp xoay chiều 

2. Ưu điểm và nhược điểm của đồng hồ đo điện vạn năng 

2.1. Đồng hồ hiển thị bằng kim   

Ưu điểm:

  • Có thể sử dụng với nhiều chức năng, kiểm tra được nhiều linh kiện bán dẫn
  • Việc kiểm tra các linh kiện trong mạch có hỏng hay không diễn ra vô cùng nhanh chóng 
  • Giá thành không quá cao, sản phẩm đa dạng trên thị trường 
  • Cách dùng đồng hồ đo điện khá dễ dàng 

Nhược điểm:

  • Sử dụng không đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng hư hỏng 
  • Độ chính xác thường ở mức trung bình 

>>>Mời bạn xem thêm: Đồng hồ nhiệt độ độ ẩm – Áp suất không khí chất lượng nhất hiện nay

2.2. Đồng hồ hiển thị bằng số 

Ưu điểm:

  • Theo dõi và đọc các giá trị số được hiển thị trên màn hình đồng hồ một cách dễ dàng. 
  • Có độ bền và độ chính xác vô cùng cao.
  • Cách dùng đồng hồ đo điện hiển thị bằng số rất đơn giản 
  • Có nhiều chức năng tiện ích cho người sử dụng, ví dụ như đo điện dung, đo tần số,…

Nhược điểm:

  • Giá thành khác cao
  • Có thể gây khó khăn khi tiến hành kiểm tra những linh kiện điện tử bị hư hỏng. 
Cách dùng đồng hồ đo điện hiển thị bằng số rất đơn giản
Cách dùng đồng hồ đo điện hiển thị bằng số rất đơn giản

3. Cách dùng đồng hồ đo điện đa năng

3.1. Đo điện áp 

  • Bước 1: Di chuyển nút vặn trên thiết bị tới vị trí V~ để bắt đầu tiến hành cách dùng đồng hồ đo điện đo điện áp.
  • Bước 2: Tiến hành cắm que đo vào thiết bị, với que đỏ tại vị trí cổng (VΩHz) và que đen tại vị trí cổng COM.
  • Bước 3: Xem trên màn hình, bạn sẽ thấy được chức năng đo đang hiển thị chính là DC ( là đang đo dòng điện áp một chiều).
  • Bước 4: Nhấn nút Select (màu xanh dương) tại thiết bị để thực hiện việc chuyển đổi đo dòng điện áp một chiều (DC) thành dòng điện xoay chiều (AC).
  • Bước 5: Tiến hành di chuyển que đo vào trong nguồn điện cần đo điện áp sau đó đọc giá trị hiển thị trên màn hình.

3.2.  Đo điện trở

  • Bước 1: Dịch chuyển núm vặn đến vị trí đo điện trở để bắt đầu tiến hành cách dùng đồng hồ đo điện .
  • Bước 2: Nhấn chọn nút Select và bắt đầu thực hiện chức năng đo điện trở Ω.
  • Bước 3: Cắm que đỏ ngay vị trí cổng VΩHz, que đen ngay vị trí cổng COM.
  • Bước 4: Tiến hành nối những que đo vào hai chân của điện trở. Bạn nên thực hiện từ 2 lần đo để có được kết quả hiển thị chính xác.
  • Bước 5: Quan sát màn hình để lấy kết quả đo.

3.3.  Đo dòng điện

  • Bước 1: Di chuyển nút vặn đến vị trí biểu tượng mức đo dòng điện A~ để bắt đầu tiến hành cách dùng đồng hồ đo điện (đây sẽ là giá trị lớn nhất).
  • Bước 2: Nhấn nút Select chuyển chế độ AC – dòng điện xoay chiều và DC – dòng điện một chiều phù hợp.
  • Bước 3: Cắm que đo màu đen đến vị trí cổng COM, que đỏ vào vị trí cổng A.
  • Bước 4: Tiến hành đo và bắt đầu đọc kết quả đã hiển thị trên màn hình. Nếu giá trị này nhỏ ở mức mA, bạn cần chuyển thang đo về mức mA và cắm lại que đỏ vào cổng μAmA để kết quả đo hiển thị được chính xác hơn. Trường hợp hiển thị kết quả vẫn tiếp tục nhỏ, bạn chuyển tiếp sang đo tại vị trí tại cổng μA để tiến hành đo.

3.4.  Kiểm tra thông mạch 

  • Bước 1: Di chuyển núm về vị trí để bắt đầu tiến hành cách dùng đồng hồ đo điện thông mạch.
  • Bước 2: Nhấn chọn nút Select di chuyển đến chế độ kiểm tra thông mạch (có hình biểu tượng âm thanh).
  • Bước 3: Tiến hành cắm que đỏ đến vị trí cổng VΩHz và que đen đến vị trí cổng COM.
  • Bước 4: Cắm cả hai đầu que đo vào hai đầu mạch hay đoạn dây cần đo.
  • Bước 5: Khi nghe âm thanh bíp bíp tức là mạch không bị đứt. Nếu thiết bị không phát ra âm thanh thì mạch đang gặp vấn đề.

4. Lưu ý khi dùng đồng hồ đo điện đa năng 

Về cách dùng đồng hồ đo điện bạn cần chú ý đến các vấn đề liên quan đến việc chỉnh sai thang đo sẽ có thể khiến cho đồng hồ dễ bị hư hay không thể tiến hành đo được các giá trị cần đo, cụ thể:

  • Tránh để thang đo điện trở hay thang đo dòng điện khi bạn mong muốn đo điện áp
  • Muốn đo điện áp với nguồn AC mà chỉnh nhầm sang thang đo điện trở thì sẽ dễ làm hỏng những điện trở bên trong đồng hồ.
  • Muốn đo điện áp nguồn AC mà chỉnh nhầm thành thang đo dòng điện, thì dễ dàng gây hỏng đồng hồ.
Bạn cần chú ý đến các vấn đề liên quan đến việc chỉnh sai thang đo
Bạn cần chú ý đến các vấn đề liên quan đến việc chỉnh sai thang đo

Với những chia sẻ phía trên, ANKVINA hy vọng bạn đã biết được cách dùng đồng hồ đo điện đa năng và các lưu ý khi dùng loại đồng hồ này! Chúc bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.