Cách đo thông mạch được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống sinh hoạt, lao động và sản xuất nhằm mang đến hiệu quả kiểm soát thông tin, những thông số cần thiết. Nhằm phục vụ nhiều mục đích khác nhau, đồng hồ vạn năng được tích hợp đa tính năng tiện lợi hơn. Hãy cùng tìm hiểu về thiết bị công nghệ phục vụ cho nhu cầu cuộc sống được nhiều người lựa chọn này nhé!
1. Vai trò của việc đo thông mạch
Thông mạch được biết đến là một dòng điện chạy qua được. Khi dây kết nối bị hỏng sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng truyền điện, từ đó mà ảnh hưởng đến những thiết bị điện, điện tử. Khi đó, bạn cần áp dụng cách đo thông mạch bằng để kiểm tra khả năng truyền điện, truyền tín hiệu cho tín hiệu điện. Việc đo thông mạch sẽ giúp bạn có thể kiểm tra được thiết bị điện, điện tử xem có bị hỏng do lỗi hỏng thông mạch bị đứt kết nối hay không.
Lưu ý, bạn sử dụng dụng cụ đo là đồng hồ vạn năng hay ampe kìm đều được. Đối với các loại đồng hồ vạn năng thì không có chức năng đo thông mạch riêng. Khi đó bạn có thể chọn chức năng kiểm tra thông mạch qua chức năng đo điện trở.
Ngoài sử dụng thiết bị đồng hồ vạn năng, bạn có thể kiểm tra qua cách kết nối một thiết bị điện hoạt động tốt đến ổ điện bằng dây dẫn đó. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp mạch PCB (mạch điện tử với linh kiện khác nhau) có nhiều đường dẫn điện. Lúc đó, thợ sửa chữa chắc chắn cần đo thông mạch thông qua đồng hồ vạn năng để tiện lợi hơn.
>>>Mời bạn xem thêm: Cách đo điện trở bằng đồng hồ đo điện trở đơn giản, nhanh chóng
Các thiết bị hỗ trợ đo thông mạch phổ biến |
|
Đồng hồ vạn năng | Ampe kìm |
2. Hướng dẫn cách đo thông mạch bằng đồng hồ vạn năng
Bước 1: Đầu tiên trong cách đo thông mạch chính là xoay núm vặn thang đo đến chế độ đo thông mạch (thường được ký hiệu là: ( ))))). Lưu ý, thang đo này thường nằm trong khu vực đo điện trở, ký hiệu (Ω) hay chung với chức năng đo đi-ốt. Màn hình của đồng hồ lúc này sẽ hiển thị thông báo (OL).
Bước 2: Bạn cắm dây đo có màu đen vào cổng COM. Sau đó, bạn cắm dây đo có màu đỏ vào cổng VΩ.
Bước 3: Bạn đặt 2 đầu đo vào 2 đầu của dây cần đo. Khi đó, bạn đã bắt đầu tiến hành đo thông mạch bằng đồng hồ vạn năng. Nếu như mạch không bị đứt, đồng hồ sẽ kêu tiếng “bíp” và nếu mạch bị đứt thì đồng hồ đo điện sẽ không kêu.
Bước 4: Kết thúc đo, bạn cần lưu ý đến trình tự rút dây sau khi đã hoàn thành đo, thường sẽ là dây đo màu đỏ trước còn dây màu đen sau. Sau đó chọn tắt đồng hồ vạn năng để duy trì được tuổi thọ cho pin.
3. Nên mua đồng hồ vạn năng hãng nào?
3.1. Kyoritsu
Thay vì đo giờ, đo phút như các chiếc đồng hồ đo thời gian quen thuộc thì loại đồng hồ vạn năng Kyoritsu được trang bị đa dạng chức năng đặc biệt hơn nhiều. Nó được dùng để đo những thông số của dòng điện như cách đo thông mạch hay cường độ, điện áp, điện trở và nhiều thiết bị điện tử khác…
Bởi được làm bằng chất liệu cao cấp mà đồng hồ vạn năng có khả năng cách điện rất tốt, an toàn tuyệt đối đối với người sử dụng. Với thông số rõ ràng, mỗi chiếc đồng hồ vạn năng Kyoritsu dễ dàng thao tác ngay cả khi người dùng vừa tiếp xúc. Với thiết kế đẹp mắt và nhỏ gọn cùng chức năng đa dạng, dụng cụ đo Kyoritsu được đông đảo mọi người yêu thích lựa chọn hiện nay.

3.2. Hioki
Hioki là một trong những nhà sản xuất dụng cụ đo lường hàng đầu tại Nhật Bản, trong đó thì sản phẩm đồng hồ vạn năng dường như luôn được quan tâm nhất. Được thành lập từ năm 1935, Hioki hiện tại đã và đang phát triển để trở thành công ty hàng đầu thế giới. Hiện nay, từng dòng sản phẩm đồng hồ vạn năng của Hioki đều được đông đảo khách hàng đón nhận và đánh giá cao.
Đồng hồ vạn năng giúp đảm bảo đáp ứng những tiêu chí ứng dụng đa dạng, đảm bảo độ an toàn trong quá trình thao tác cũng như tiến hành cách đo thông mạch cùng độ chính xác cao. Bên cạnh đó, liên tục cập nhật những mode, phiên bản mới mang đến cho người dùng những sản phẩm chất lượng, cứng cáp vượt thời gian chính là ưu điểm của Hioki.

3.3. Sanwa
Đồng hồ vạn năng Sanwa được đánh giá là sản phẩm nổi tiếng đến từ thương hiệu Sanwa Nhật Bản. Thiết bị đo sở hữu khả năng đa dạng giúp mang đến cho người dùng nhiều tiện ích đáng kể. Đồng hồ vạn năng Sanwa được thiết kế vô cùng nhỏ gọn, thuận tiện cho nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt nhất chính là kỹ sư điện hay những công nhân thợ điện.
Độ chính xác của Sanwa trong cách đo thông mạch thường rất cao, cho ra kết quả chính xác chỉ trong một thời gian rất ngắn, tầm 3 lần/s. Có chế độ tự tắt nguồn nếu không sử dụng sau 15 phút.

4. Những lưu ý khi khi đo thông mạch
Ngoài việc tìm hiểu về hướng dẫn cách đo thông mạch bằng đồng hồ vạn năng, người dùng cũng cần nắm được lưu ý khi đo để không gây ảnh hưởng đến đồng hồ đo hay các thiết bị điện tử, dây nối. Người đo cần lưu ý các thông tin sau:
- Chọn loại đồng hồ vạn năng có chức năng đo thông mạch để có được kết quả chính xác nhất.
- Bảo quản thiết bị kỹ lưỡng trong và sau quá trình sử dụng để đảm bảo tăng độ bền và khả năng chính xác của thiết bị.
- Không cấp nguồn cho mạch điện, đồng hồ vạn năng vẫn sẽ có khả năng đo thông mạch tốt cũng như đảm bảo tính chính xác, an toàn.
Nhìn chung, cách đo thông mạch bằng đồng hồ vạn năng là một trong những phép đo đơn giản. Do đó, người sử dụng cần tuân thủ nguyên tắc khi đo để mang đến hiệu quả đo lường tốt nhất. Bạn có thể tham khảo những thiết bị đo lường chính hãng, giá tốt tại ANKVINA để hỗ trợ hiệu quả cho công việc đo lường.