Điện áp là một giá trị cơ bản trong hệ thống điện tử, bạn sẽ có thể thấy được giá trị điện áp hầu như ở mọi thiết bị điện xung quanh ta. Mỗi thiết bị đều sẽ cần phải được cung cấp một giá trị điện áp cụ thể để hoạt động.
Nhưng làm sao để đo được điện áp? Hãy cùng ANK VINA tìm hiểu về cách đo điện áp đơn giản, nhanh chóng ngay sau đây nhé!
Những loại điện áp phổ biến

Trước khi tìm hiểu về cách đo điện áp chúng ta cần phải biết được có bao nhiêu loại điện áp. Thông thường, điện áp sẽ được chia thành hai loại là điện áp xoay chiều (VAC) và điện áp một chiều (VDC)
- Điện áp xoay chiều (VAC): là điện áp thường thấy ở mạng lưới điện gia dụng hay nói cách khác chính là điện áp ở các ổ điện mà chúng ta dùng trong gia đình nó thường nằm ở mức 220V đến 240VAC, thường sử dụng cho các thiết bị điện lớn như tivi, tủ lạnh, máy lạnh, máy quạt, máy giặc…
- Điện áp một chiều (VDC): thường là điện áp cung cấp cho các thiết bị điện có kích thước nhỏ, thiết bị cầm tay như remote, điện thoại, máy ảnh… hình thức cung cấp điện áp một chiều thường là qua pin (Bạn có thể đọc thông số điện áp một chiều của pin trên vỏ của nó
Sử dụng thiết bị gì để đo điện áp?
Chúng ta sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt, sử dụng gia tốc kế để đo gia tốc thì với điện áp củng vậy để có thể đo được điện áp (Volt) chúng ta sẽ sử dụng một thiết bị gọi là Volt kế (Voltmeter – VOM). Tại Việt Nam chúng ta thường gọi thiết bị đo lường này với tên gọi là đồng hồ đo điện (hoặc đồng hồ vạn năng)
Đồng hồ vạn năng cho phép bạn đo lường cả hai giá trị của điện áp là điện áp xoay chiều một cách nhanh và đơn giản nhất. Trong lịch sử phát triển của đồng hồ vạn năng lại được chia thành hai nhóm chính (1) là đồng hồ vạn năng điện tử (2) là đồng hồ vạn năng kim.
Cách đo điện áp đơn giản với đồng hồ vạn năng

Cách đo điện áp một chiều với đồng hồ vạn năng
Đo điện áp thường được tiến hành trên pin, thiết bị điện có điện áp sai lệch. Để thực hiện phép đo này với đồng hồ vạn năng, bạn làm như sau:
- Bước 1: Chèn dây dẫn thử nghiệm màu đỏ vào đầu cực + của thiết bị và dây dẫn thử nghiệm đen vào chân COM.
- Bước 2: Đặt công tắc về phạm vi điện áp DC với phạm vi đo phù hợp.
- Bước 3: Kết nối đầu dò màu đỏ với cực dương (+) của mạch bên dưới và đầu dò màu đen với cực âm (-) của mạch (mạch song song).
- Bước 4: Nếu điện áp đo được nhỏ hơn 250V, hãy đặt bộ chọn phạm vi chuyển sang vị trí dải điện áp thấp hơn để đọc chính xác hơn.
- Bước 5: Tính kết quả đo được V = A x (B/C)
Trong đó:
- V là giá trị điện áp thực
- A – Là số chỉ của kim đọc được trên cung chia độ
- B – Là thang đo đang sử dụng
- C – Là giá trị MAX của cung chia độ
- Tỷ lệ B/C là hệ số mở rộng
Lưu ý:
- Khi đo điện áp lớn hơn 250V, hãy tắt nguồn đến mạch.
- Không cắm que đo sang đầu đo dòng điện 15A xoay chiều.
- Kiểm tra dây dẫn và dụng cụ trong quá trình đo điện áp.
- Không thực hiện phép đo điện áp trên phạm vi đo DC mA hoặc ohm, điều này có thể làm hong thiết bị của bạn hoặc nổ cầu chì.
>>> Xem ngay: Cách đo công suất điện đơn giản ai cũng thực hiện được
Cách đo điện áp xoay chiều với đồng hồ vạn năng
Đo điện áp 1 chiều với đồng hồ đo điện vạn năng Kyoritsu thường được ứng dụng trong các thiết bị điện gia đình, nhà máy đặc biệt là chiếu sáng, đường dây điện thương mại, cung cấp mạch điện hay máy biến áp…Dưới đây là cách đo điện bằng xoay chiều bằng đồng hồ vạn năng bạn tham khảo:
Bước 1: Chèn dây dẫn màu đỏ vào cực dương của thiết bị và màu đen vào chân Com của vạn năng.
Bước 2: Di chuyển núm vặn đến thang đo điện áp AC và ở dải đo phù hợp. Bạn có thể để thang AC cao hơn điện áp cần đo 1 nấc.
Bước 3: Đặt 2 que đo vào 2 điểm cần đo (Đo song song). Không cần quan tâm đến cực tính của đồng hồ
Bước 4: Đọc kết quả hiển thị trên màn hình.
Một số lưu khi sử dụng đồng hồ vạn năng

Dù là với cách đo điện áp bằng đồng hồ vạn năng kim hay cách dùng đồng hồ điện tử để đo điện áp, điện trở, dòng điện thì về cơ bản bạn vẫn cần chú ý một số vấn đề sau:
- Phải đảm bảo chọn đúng thang đo (dòng điện, điện trở, điện áp) phù hợp với từng ứng dụng để không làm đồng hồ bị hỏng
- Nếu để thang đo dòng điện/điện áp xoay chiều vào nguồn một chiều thì đồng hồ sẽ không hiển thị kết quả và ngược lại
- Để đảm bảo an toàn cho người dùng và thiết bị, hãy ngắt kết nối nguồn điện trước khi tiến hành đo điện trở
- Nếu cần đo điện trở nhỏ dưới 10Ω để cho kết quả chính xác ta nên đặt que đo và chân điện trở tiếp xúc gần nhau
- Trường hợp đo điện trở lớn hơn 10Ω, tuyệt đối không được để tay động vào cả 2 que đo vì sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả đo.
Đo điện áp DC trên thang AC thì có ảnh hưởng gì không?
Vạn năng kế rất dễ sử dụng, bạn chỉ cần chọn dải đo và thang đo phù hợp và sau đó nhìn kết quả hiển thị trên màn hình. Tuy nhiên, do không để ý hoặc thợ mới vào nghề, họ thường để xảy ra tình trạng là chọn nhầm thang đo.
Ví dụ, khi muốn đo điện áp DC trên đồng hồ vạn năng hay bất kỳ model nào nhưng lại chọn thang đo AC. Nhiều người băn khoăn rằng, với những tình huống như vậy liệu có ảnh hưởng đến người cũng như thiết bị không?
Câu trả lời là không. Lý do được đưa ra là bất kỳ các loại đồng hồ vạn năng đo AC nào cũng có thể đo DC một cách chính xác. Bên cạnh đó, với một chiếc vạn năng True RMS cũng có thể đo ở mọi dạng sóng, dù là AC hay DC.
Trong thực tế, máy đo RMS thường sử dụng tụ điện để nối DC, vì vậy thiết bị phụ thuộc rất nhiều vào thiết bị của bạn. Bạn có thể nhận ra việc sử dụng tụ điện bởi thực tế, đồng hồ được đặt thành AC ban đầu nối với điện áp DC.