Đo công suất như thế nào? Công suất là gì? Luôn là những câu hỏi xuất hiện xuyên suốt trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, trong thực tế lại ít người nắm được kiến thức cần thiết này. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Khái niệm và công thức tính công suất
Công suất được chính là công thực hiện được ở một đơn vị thời gian nào đó đã quy ước. Thông thường công suất chính là thông số biểu thị để người sử dụng biết được lượng điện năng đã tiêu thụ hoặc tiêu tốn trong một đơn vị thời gian nhất định. Đo công suất chính là việc đo lường chỉ số này.
Công suất điện trong dòng điện xoay chiều |
||
Công suất điện tiêu thụ P | Công suất phản kháng Q | Công suất biểu kiến S |
Công suất được tính theo công thức sau: P = A/t
Trong đó:
- Ký hiệu P chính là Công suất
- Ký hiệu A chính là Công thực hiện được (công cơ học)
- Ký hiệu t chính là Thời gian thực hiện công đó

2. Các đơn vị đo công suất
Theo hệ thống đo lường quốc tế quy định đơn vị đo công suất là Watt (W). Đây là tên được lấy theo tên nhà khoa học tài ba James Watt – người phát minh và cải tiến thành công máy hơi nước, bước đệm cho những hệ máy công nghiệp hiện nay. Theo đó: 1 Watt = 1 J/s
Bên cạnh đó, để biểu thị độ lớn nhỏ của công suất, người ta thêm vào những chữ cái như: mW (milliwatts), MW (megawatt),… Đơn vị đo công suất thường được dùng trong việc truyền tải điện lưới chính là KVA (kiloVolt Ampe): 1KVA = 1000 VA.
Ngoài Watt ra thì vẫn còn một đơn vị khác được sử dụng để đo công suất động cơ, chính là mã lực (HP). Theo đó:
- 1 HP= 0.746 kW tại Anh
- 1 HP= 0.736 kW tại Pháp
>>> Mời bạn xem thêm: Dụng cụ đo độ ẩm không khí Chất Lượng | Chính Hãng | Giá Tốt
3. 3 tiêu chí lựa chọn thiết bị đo công suất
3.1. Kích thước phù hợp
Kích thước nhỏ gọn sẽ phù hợp cho những ai muốn mang thiết bị đo lường theo bên mình hoặc hy vọng không chiếm quá nhiều diện tích cất giữ hàng ngày. Hiện nay trên thị trường đã có vô số thiết bị đo công suất với nhiều hình dạng khác nhau, thỏa sức cho bạn lựa chọn. Tuy nhiên, những dụng cụ tiện lợi sẽ có giá thành cao hơn.

3.2. Tính năng hỗ trợ
Bên cạnh tính năng chính là đo chỉ số công suất, nhiều dụng cụ khác còn hỗ trợ đa dạng tính năng, ví dụ như xuất tín hiệu. Để có thể lựa chọn được thiết bị phù hợp, trước hết bạn cần xác định được mục đích sử dụng của mình là gì.
Thông thường thì những thiết bị chuyên dụng với đa tính năng kèm theo sẽ phù hợp với những ai thường xuyên làm việc với điện.
3.3. Giá thành hợp lý
Tuỳ theo thương hiệu, ngoại hình, kích thước và nhiều yếu tố khác mà mức giá của những thiết bị đo công suất cũng vô cùng đa dạng. Cụ thể, bạn sẽ có thể mua được một máy đo chỉ vài trăm nghìn nhưng cũng có thể sở hữu được thiết bị với mức giá lên đến vài triệu đồng.
Tuy nhiên hãy nhớ rằng “tiền nào của đấy” là có thật. Vì thế mà việc lựa chọn sản phẩm quá rẻ cũng sẽ gây nên nhiều “nguy hiểm” cho bạn. Hãy là người tiêu dùng thông minh nhé!
3.4. Cách sử dụng dễ dàng
Thông thường những thiết bị tích hợp nhiều tính năng sẽ có cách sử dụng khó hơn. Vì thế mà để tránh những nhầm lẫn không mong muốn khi sử dụng, bạn cần lựa chọn thiết bị có cách dùng phù hợp với bản thân.

4. Hướng dẫn lựa chọn đồng hồ đo công suất phù hợp
Với sự phát triển của công nghệ, những thiết bị đo công suất nhỏ gọn và tiên tiến đã thay thế hoàn toàn cho những thiết bị truyền thống, song vẫn đảm bảo độ chính xác cao.
Đồng hồ đo công suất điện được sử dụng để đo công suất tiêu thụ của điện năng, vô cùng phù hợp cho các nhà hàng, khách sạn hoặc hộ gia đình với mức chi phí thấp.
Với dòng điện 1 pha, cách tính công suất vô cùng đơn giản, nhanh nhất chính là sử dụng công tơ điện 1 pha. Bạn có thể dùng loại cơ hay điện tử phụ thuộc vào khả năng tài chính của bạn. Cả 2 loại thiết bị này đều cho ra kết quả hoàn toàn chính xác như nhau. Tuy nhiên đồng hồ điện tử chiếm ưu điểm là có thiết kế nhỏ gọn và hiện đại.
Dòng điện 3 pha sẽ cần kiểm soát nhiều hơn về những thông số liên quan đến công suất điện. Chính vì thế mà đồng hồ đo công suất điện 3 pha là thiết bị chuyên dụng để đo: dòng điện, điện áp cũng như công suất hao phí, công suất phản kháng hoặc công suất biểu kiến, công suất 3 pha hay công suất hiệu dụng, tần số từng pha… Bên cạnh khả năng hiển thị điện áp, dòng điện và công suất điện thì đồng hồ này còn có khả năng xuất được tín hiệu Analog 4-20mA, RS485 đồng thời có thể cảnh báo Alarm hoặc đưa tín hiệu dạng xung.
Thông thường thì đồng hồ đo điện ba pha thường được dùng trong những hệ thống quản lý điện năng tiêu thụ điện, hệ thống xử lý nước, hệ thống xử lý nước thải,… Giá trị của đồng hồ đo điện 3 pha hiển thị sẽ bao gồm: 3 pha của điện áp 220V hay 380V, 3 pha dòng điện hoặc công suất tiêu thụ từng pha và cả tần số.

Theo sự phát triển từng ngày, những thiết bị đo công suất cũng dần được hoàn thiện về mọi mặt theo cách đánh giá của đa dạng người tiêu dùng. Tuy nhiên để có thể tìm được cho mình những thiết bị phù hợp nhất luôn là điều không dễ dàng. Để làm được việc đó, bạn nên biết được nhu cầu cũng như mục đích sử dụng của mình là gì, từ đó đưa ra lựa chọn thích hợp!